QUY TRÌNH KIỂM TRA XE NÂNG DẦU

Để xe nâng cũ hoạt động tốt thì việc đầu tiên chúng ta cần đó là kiểm tra và phát hiện sớm những bất thường để từ đó khắc phục cũng như ngăn ngừa những lỗi trong quá trình sử dụng.
Bài viết này sẽ giới thiệu cho chúng ta cách kiểm tra xe nâng dầu 2.5 tấn, còn với xe nâng điện chúng ta sẽ đề cập ở bài sau.
CHÚ Ý
Hãy đảm bảo chắc chắn bạn hiểu tất cả những cảnh báo mà bài viết này nêu ra liên quan đến an toàn đối với Xe Nâng
Khi kiểm tra và sửa chữa Xe Nâng, luôn luôn tuân thủ nghiêm ngặt những biện pháp ngăn ngừa để đảm bảo an toàn, việc không tuân thủ những cảnh báo có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng.

LƯU Ý VỀ KIỂM TRA

Việc kiểm tra và bảo dưỡng là bắt buộc với người vận hành, thay dầu, làm sạch lọc gió và những công việc bảo dưỡng khác. với công việc kiểm tra và bảo dưỡng khác nếu không đề cập ở bài viết này thì hãy liên hệ với đại lý hay các đơn vị bán xe nâng để được hỗ trợ.
Để kiểm tra và bảo dưỡng được an toàn, mọi người hãy đọc kỹ những cảnh báo an toàn khi vận hành và bảo dưỡng xe nâng.
Việc kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa không đúng có thể gây ra những tổn thương cho người hoặc nhũng hỏng hóc cho xe sau này.

CÔNG VIỆC KIỂM TRA

LỜI NHẮC
Không vận hành xe trước khi công việc kiểm tra được hoàn tất.
Báo cáo ngay lập tức tới người chịu trách nhiệm với những phát hiện bất thường, tuyệt đối không được vận hành xe nâng cho tới khi công việc sửa chữa được hoàn tất.

Ý NGHĨA  CỦA VIỆC KIỂM TRA

Để vận hành một cách an toàn, luôn luôn kiểm tra xe trước khi vận hành hàng ngày.
Ghi lại kết quả kiểm tra và lưu lại làm tư liệu.

DANH SÁCH NHỮNG VIỆC CẦN KIỂM TRA

Danh mục Nội dung kiểm tra
Kiểm tra những bất thường các lỗi cần sửa vào ngày hôm trước
kiểm tra quanh xe nâng Chảy dầu, nhiên liệu, nước làm mát và ắc quy.
Kiểm tra các vết nứt, các hư hỏng và tình trạng các liên kết (Giá đỡ càng, càng, đối trọng
Kiểm tra các con ốc ở trục giữ xy lanh xem có bị lỏng không
Contamination and/or damages of lamp, lens, etc.
Kiểm tra bụi bẩn và các đèn, xi nhanh xem có hỏng không.
Kiểm tra bụi bẩn và sự nguyên vẹn của tem xe.
Kiểm tra các con ốc có bị lỏng không
Kiểm tra lốp và la zang xem có bị hỏng hay biến dạng không
Kiểm tra áp suất lốp
Mở nắp capo động cơ Kiểm tra mức dầu thuỷ lực
Kiểm tra mức dầu động cơ và xem có bị bẩn không
Kiểm tra ắc quy xem còn tốt không
Kiểm tra mức nước làm mát
Kiểm tra mức dầu phanh
Ngồi lên ghế vận hành Kiểm tra dây dai an toàn có bị hư hỏng không
Kiểm tra các phần điều chỉnh ghế ngồi
Kiểm tra chân ga (hoạt động tốt không) và kiểm tra chiều cao chân ga chuẩn chưa.
Kiểm tra chân côn và chiều cao chân côn còn tốt không
Kiểm tra chiều cao chân phanh và sự hoạt động của chân phanh tốt không
Kiểm tra hiệu suất động cơ.
Gương chiếu hậu có bị bẩn bụi, vỡ hay điều chỉnh góc đúng chưa
Mở khoá điện Kiểm tra sự hoạt động của các đèn cảnh báo, các thiết bị trên màn hình hiển thị ok chưa (kiểm tra bằng cách bật và tắt chìa khoá đề.
Kiểm tra hoạt động của các đèn chiếu.
Kiểm tra mức dầu nhiên liệu
Kiểm tra còi tiến, lùi
Khởi động động cơ Kiểm tra tiếng nổ và độ rung của động cơ xem có bất thường gì không
Kiểm tra màu khói khí xả xem có bất thường gì không
Kiểm tra hoạt động của vô lăng lái
Di chuyển chậm Tình trạng hoạt động của vô lăng (quay thuận và quay nghịch)
Tình trạng hoạt động của phanh
Kiểm tra tình trạng hoạt động của côn, số (vào số, ra số, trung gian, di chuyển từng số)
Hoạt động cơ cấu chấp hành Tình trạng hoạt động cơ cấu nâng tải.
Ứng suất, hỏng hóc hay rỉ sét của xích nâng
Kiểm tra chức năng an toàn Kiểm tra chức năng khoá di chuyển trong (dành cho những xe sử dụng bộ di chuyển bằng thuỷ lực)
Chức năng khoá trong khi nâng hạ
Chức năng an toàn khi để tự nhiên.
Kiểm tra phanh tay, các chức năng còi cảnh báo

KIỂM TRA NHỮNG BẤT THƯỜNG VÀO NGÀY HÔM TRƯỚC

Kiểm tra lại những bất thường đã được xác định trong quá trình vận hành trước khi đóng cửa của ngày hôm trước, kiểm lần hai để chắc chắn không có bất thường nào trước khi ra về. 

KIỂM VÒNG QUANH XE NÂNG XEM NHIÊN LIỆU, NƯỚC ÀM MÁT, DUNG DỊCH ẮC QUY CÓ BỊ RÒ RỈ KHÔNG?

Đi vòng quanh, nhìn dưới gầm xe để kiểm tra những rò rỉ bất thường: nhiên liệu, nước làm mát, dầu thuỷ lực, dầu số, dung dịch điện phân ắc quy,...
(Kiểm tra vòng quanh) 

KIỂM TRA PHẦN CÀNG, GIÁ ĐỠ CÀNG XEM CÓ BỊ NỨT HAY HƯ HỎNG GÌ KHÔNG?

Kiểm tra bằng mắt những hư hỏng, vết nứt hay các con ốc làm việc có cái nào bị lỏng không và đặc biệt chú ý những điểm sau:
  • Nóc bảo vệ
  • càng
  • Đối trọng
  • Giá đỡ càng
  • Tháp nâng
  • Bình nhiên liệu
  • Thùng dầu thuỷ lực 
(Kiểm tra càng xe nâng) 
KIỂM TRA CÁC CON ỐC BẮT CHỐT XY LANH XEM CÓ BỊ LỎNG KHÔNG
Kiểm tra bằng mắt xem các chốt xy lanh và các con ốc ở đầu xem còn tốt không, có bị lỏng không
(Kiểm tra các ốc xy lanh) 

KIỂM TRA ĐÈN CHIẾU SÁNG, XI NHAN

Kiểm tra xem đèn chiếu sáng, xi nhan xem có hoạt động bình thường không, có bị vỡ, nút hay bụi bẩn gì không?
(Kiểm tra đèn chiếu sáng xe nâng) 

KIỂM TRA GƯƠNG CHIẾU HẬU

Kiểm tra xem ngương chiếu hậu xem có bị vỡ, nứt, bụi bẩn gì không?

KIỂM TRA CÁC ĐẦU ỐC CÓ BỊ LỎNG KHÔNG

Kiểm tra các đầu ốc xem có bị lỏng không bằng cách dùng cờ lê xiết chặt lại.
Chúc ý:
Xiết ốc với lực vừa đủ theo tiêu chuẩn của từng loại. 

KIỂM TRA LỐP VÀ LAZANG

  • Kiểm tra độ mòn của lốp, các vết nứt, lốp có bị ghẻ không? áp suất hơi, lazang có còn nguyên vẹn không?
  • Thay lốp mới nếu độ mòn đã vượt quá tiêu chuẩn, hoặc lốp đã bị nứt nẻ. Lazang cũng cần thay nếu bị biến dạng.

KIỂM TRA ÁP SUẤT CỦA LỐP

chú ý: Áp suất hơi của lốp thường là rất cao do vậy khi kiểm tra chúng ta sẽ đứng ở bên phải sau đó dùng đồng hồ đo áp suất cắp vào đường bơm hơi để đo.
(Kiểm tra lốp xe nâng) 

MỞ LẮP CAPO ĐỘNG CƠ ĐỂ KIỂM TRA

Chú ý:
  • Trước khi mở nắp Capo, động cơ phải tắt.
  • Hãy cẩn thận tay kẻo bị kẹp khi đóng mở nắp capo

CÁCH MỞ NẮP CAPO ĐỘNG CƠ

  • Kéo nẫy (1) ở bên trái động cơ lên
(Nắp Capo động cơ)
  • Kéo nắp capo lên trên cho tới khi thanh chống (2) có thể giữ nắp capo lại
(Mở nắp capo động cơ) 

CÁCH ĐÓNG NẮP CAPO

  • Kéo thanh chống nắp capo về vị trí giữa (mũi tên) sau đó kéo nắp capo xuống, khi nẫy khoá bên dưới kêu TÁCH là nắp đã vào đúng vị trí, kiểm tra lại bằng cách nhấc nắp Capo lên mà không kéo nẫy khoá, nếu không lên được là ok.
(Cách đóng nắp capo xe nâng)

KIỂM TRA MỨC DẦU THUỶ LỰC TRONG THÙNG DẦU

Kiểm tra mức dầu thuỷ lực nằm trong tiêu chuẩn
  • Hạ càng xuống vị trí mặt sàn, để tháp thẳng đứng.
  • Vạch đo cạnh thùng dầu để gần chỗ ống thở của bình dầu thuỷ lực, lau sạch bằng rẻ lau.
  • Kéo thước đo ra kiểm tra xem mức dầu thuỷ lực có nằm trong dài tiêu chuẩn không (nằm giữa mức thấp nhất và mức cao nhất
  • Khi dầu thuỷ lực ở mức thấp thì hãy bổ sung thêm vào (nhớ bổ sung dầu thuỷ lực cùng hãng sản xuât)
(Que thăm dầu thuỷ lực xe nâng komatsu)
Chúc ý: Tốt nhất hãy sử dụng dầu thuỷ lực của hãng Komatsu.

KIỂM TRA MỨC DẦU ĐỘNG CƠ

(Que thăm dầu động cơ)
  • Kiểm tra xem mức dầu động cơ có nằm trong dải bình thường không
  • Rút que thăm dầu ra rồi lau bằng rẻ sạch, sau đó đút lại.
  • Tiếp đó lại rút que thăm dầu ra kiểm tra xem mức dầu động cơ có nằm trong dải bình thường không.
  • Nếu dầu động cơ mà ít, hãy bổ sung, chú ý hãy lau sạch dầu (nếu bị trào ra ngoài)
Chú ý: 
  • Khi kiểm tra mà thấy dầu động cơ đã bẩn thì cần phải thay thế ngay.
  • Nên thay dầu động cơ của hãng Komatsu.

KIỂM TRA MỨC DUNG DỊCH ĐIỆN PHÂN CỦA ẮC QUY

(Kiểm tra dung dịch điện phân ắc quy)
Chú ý: Ắc quy chứa nhiều khí hydro dễ gay cháy nổ, acid trong bình cũng rất dễ gây thương tích nếu kiểm tra không đúng cách, hãy tuân thủ nghiêm ngặn quy trình kiểm tra an toàn trước và trong quá trình kiểm tra.
  • Kiểm tra mức dung dịch điện phân trong bình có nằm trong dải bình thường không (nằm giữa vị trí A là cao nhất và vị trí B là thấp nhất)
  • Luôn luôn giữ ống thở trên lắp bình không bị bám bụi làm tắc lỗ thở khí.
Chú ý:
  • Nếu dung dịch điện phân bị tràn ra ngoài làm cho dung dịch bị thiếu, hãy mua thêm dung dịch acid loãng cùng tỷ trọng để bổ sung thêm.
  • Không sử dụng phễu hay vật dụng kim loại để chứa hoặc đổ nước cất hoặc acid vào bình. 

KIỂM TRA MỨC NƯỚC LÀM MÁT

Chú ý: Không mở nắp két nước làm mát khi động cơ đang nổ hoặc vừa mới tắt bởi vì nhiệt độ của nước làm mát lúc này rất nóng, có thể gây bỏng. Sau khi nước làm mát đã nguội, lúc này mới tiến hành mở nắp một cách từ từ để sả hết áp suất dư bên trong ra, sau đó mới mở hẳn nắp nước làm mát ra.
  • Kiểm tra mức nước làm mát có nằm trong ngưỡng bình thường hay không.
  • Nếu thiếu thì cần bổ sung thêm.
  • Kiểm tra xem két nước và các đường ống có bị rò rỉ gì không
(Kiểm tra mức nước làm mát với xe nâng dầu)
  • Khi mà nước làm mát trong két nước phụ mà hết, hãy mở nắp két (1) ra và bổ sung thêm vào.
Ghi chú: Nắp nước làm mát ở bên trái với xe nâng dầu và bên phải với xe xăng.
(Kiểm tra mức nước làm mát với xe xăng) 

KIỂM TRA TÌNH TRẠNG CỦA DÂY BELT

Để kiểm tra độ căng của dây cu loa, hãy ấn một lực 98N (10kgf) vào vị trí giữa của dây belt, chỉnh sao cho dây lún xuống 11 đến 13mm là ok.
(Điều chỉnh lực căng của dây cu loa)
Chú ý: Hãy thay thế dây belt mới nếu nhìn thấy belt bị nứt nẻ hoặc mức chỉnh ngoài giới hạn tiêu chuẩn, hãy thay dây belt của hãng Komatsu để được chất lượng tốt nhất. 

KIỂM TRA MỨC DẦU PHANH

Cảnh báo: Sử dụng sai chủng loại dầu phanh có thể là nguyên nhân dẫn đến chảy dầu hoặc chức năng phanh kém.
  • Mở nắp ở phía trên bên trái chỗ bảng điều hiển thị là chỗ chứa dầu phanh (1)
(Kiểm tra dầu phanh xe nâng)
  • Kiểm tra xem mức dầu ok nằm khoảng 15mm tính từ đáy bình, nếu thiếu dầu hãy bổ sung.
Chú ý: khi thay dầu phanh cần cẩn thận không để bụi bẩn lọt vào. 

KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA GHẾ LÁI VÀ DÂY AN TOÀN

Khi ngồi lên ghế lái, điều đầu tiên là phải kiểm tra dây an toàn.
  • kiểm tra xem dây belt và lỗ cắm có bị hư hại gì không
  • Dây đai an toàn kéo ra thu vào có trơn tru không? lỗ cắm dây đai đóng mở có nhậy không?
  • Kiểm tra xem dây đai có bị giữ lại khi kéo dây một cách đột ngột không?

KIỂM TRA VỊ TRÍ CỦA GHẾ NGỒI VÀ VÔ LĂNG

Khi ngồi lên ghế lái, cần phải kiểm tra sự hoạt động trơn chu của các chân (ga, phanh, phanh nhích) và các tay điều khiển. điều chỉnh vị trí của ghế ngồi và vô lăng cho phù hợp để vận hành được thoải mái nhất. 

KIỂM TRA CHÂN PHANH

Để phanh hoạt động hiệu quả thì phân phanh cần trơn chu, chiều cao chân phanh nằm trong tiêu chuẩn.
(Kiểm tra phanh xe nâng)

KIỂM TRA CHÂN PHANH PHỤ (VỚI XE NÂNG SỐ TỰ ĐỘNG)

Cần kiểm tra sự hoạt động trơn chu của bàn đạp phanh, chiều cao của phanh khi tự nhiên và khi đóng phanh nằm trong tiêu chuẩn.
(Kiểm tra phanh nhích)

KIỂM TRA CHÂN CÔN

Kiểm tra xem chân côn liên kết với bộ li hợp không, chiều cao chân côn có nằm trong tiêu chuẩn không?
(Kiểm tra côn xe nâng) 

KIỂM TRA PHANH TAY

Kiểm tra phanh tay bằng cách kéo và nhả phanh tay vài lần xem phanh có hoạt động trơn chu không, điều chỉnh phanh tay theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
(Kiểm tra phanh tay) 

KIỂM TRA CÒI

Mở chìa khoá điện sau đó nhấn thử còi xem có hoạt động bình thường không?
(Kiểm tra còi) 

KIỂM TRA GƯƠNG CHIẾU HẬU GIỮA

Kiểm tra xem gương chiếu hậu chỉnh với góc độ phù hợp chưa, lau sạch bụi bẩn và thay thế nếu bị vỡ hoặc hư hỏng.
(Gương chiếu hậu xe nâng)

KIỂM TRA SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐÈN CẢNH BÁO KHI BẬT CHÌA KHOÁ ĐIỆN

Kiểm tra đèn cảnh báo khi bật chìa khoá điện, có đèn cảnh báo áp suất dầu động cơ, sạc ắc quy, chỉ báo khoá liên động và cảnh báo bất thường của hệ thống điều khiển
(Kiểm tra đèn cảnh báo an toàn)
Ghi chú: Đèn cảnh báo khoá tải trong sáng khi người vận hành ngồi sai tư thế hoặc một số cảm biến bị hỏng.

KIỂM TRA ĐÈN CHỈ BÁO SỐ

Đèn chỉ báo số mo (N), số tiến (F) và số lùi (R).
(Đèn chỉ báo số xe nâng) 

KIỂM TRA ĐỒNG HỒ BÁO NHIỆT ĐỘ NƯỚC LÀM MÁT

Khi kim đồng hồ chỉ về phía bên trái là động cơ nguội, và di chuyển về phía bên phải trong dải màu trắng là nhiệt độ động cơ đang tăng.
(Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát)

KIỂM TRA ĐÈN CẢNH BÁO LỌC DẦU NHIÊN LIỆU (CÓ CHỨC NĂNG NHƯ CẢNH BÁO LỖI) (XE NÂNG DẦU):

Chúc năng bình thường của đèn này là khi sáng là lúc khởi động động cơ và tắt đi sau khi động cơ đã nổ.
Nếu khi động cơ đã nổ mà đèn vẫn sáng thì hãy xả nước ở lọc nhiên liệu hoặc thay lọc nhiên liệu.
(Đèn cảnh báo lọc dầu nhiên liệu)

KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÈN​

Bật chìa khoá điện, sau đó bật các loại đèn xem có hoạt động bình thường không? (đèn sáng, xi nhanh, đèn phanh,...)

KIỂM TRA MỨC NHIÊN LIỆU VÀ BỔ SUNG NẾU THIẾU

  • Trước khi bổ sung nhiên liệu cần tắt động cơ.
  • khi đổ nhiên liệu vào tránh bị đổ ra ngoài dễ gây cháy nổ.
  • Kiểm tra đồng hồ báo nhiên liệu, hãy bổ sung thêm cho đủ ngày làm việc tiếp theo.
(Đồng hồ báo mức nhiên liệu)
  • Khi đổ nhiên liệu hãy lau sạch bụi bẩn ở nắp thùng nhiên liệu.
  • Sau khi đổ, hãy nắp chặt nắp thùng lại.
(Nắp thùng nhiên liệu)
Chú ý: Không sử dụng dầu hoả cho động cơ diesel hoặc pha giữa dầu hoả và diesel bởi vị hệ thống kim phun và bơm nhiên liệu sẽ bị hỏng sớm.

DUNG TÍCH CỦA THÙNG DẦU KOMATSU

Tải từ 1.0 đến 1.75 tấn là 40 lít
Tải từ 2.0 đến 3.5 tấn dung tích là 58 lít
Tải từ 2.0 đến 3.0 tấn (compact model: FG20N-30N-16) dung tích là 40 lít.

KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA CÒI LÙI

  • Đối với xe số tự động, kéo phanh tay sau đó vào số lùi.
  • Đối với xe số sàn, kéo phanh tay, đạp côn sau đó vào số lùi.
Kiểm tra xem có âm thanh sau khi vào số lùi hay không? 

KIỂM TRA ĐỘNG CƠ KHI NỔ

Khí xả động cơ là khí độc, cho nên khi khởi động động cơ ở trong nhà hoặc nơi lưu thông khí kém thì cần chú ý đến việc lưu thông khí.

KIỂM TRA VIỆC TẮT ĐÈN CẢNH BÁO TRÊN MÀN HÌNH HIỂN THỊ

  • Kiểm tra xem đèn cảnh báo phải tắt ngay khi động cơ đề nổ.
  • Với đèn cảnh báo áp suất dầu động cơ tắt có độ chễ một chút sau khi đề nổ điều này không có nghĩa là lỗi.

KIỂM TRA SỰ BẤT THƯỜNG CỦA TIẾNG NỔ VÀ RUNG

Kiểm tra xem có tiếng động hoặc độ rung nào bất thường từ động cơ hoặc bơm thuỷ lực không. 

KIỂM TRA MÀU CỦA KHÍ XẢ

Kiểm tra xem khí xả phải không có màu đen hoặc màu trắng.
Ghi chú:
  • Đối với động cơ Diesel, một ít khói đen hoặc khói trắng khi đề nổ không có nghĩa là bất thường.
  • Khói đen có thể là do dầu nhiên liệu chưa được đốt cháy hết
  • Khói trắng có thể là do dầu động cơ bị lọt vào buồng đốt.

KIỂM TRA VÔ LĂNG LÁI

  • Kiểm tra vô lăng lái hoạt động theo hướng một hướng quay, trạng thái bình thường khoảng thừ 10 đến 30mm
  • Kiểm tra xem xem trạng thái bình thường có bị trượt không.
(Kiểm tra vô lăng xe nâng)

KHIỂM TRA CHỨC NĂNG CỦA VÔ LĂNG LÁI KHI DI CHUYỂN CHẬM

Kiểm tra theo điểm khi vận hành xe di chuyển chậm.
Đảm bảo rằng:
  • Bánh lái không bị trượt
  • Bánh lái ổn đinh, không bị lệch trái hay lệch phải khi di chuyển thẳng.
  • Bánh lái không có bất thường nào khi quay, quay bánh lái một cách nhẹ nhàn êm ái.

KIỂM TRA CHỨC NĂNG CỦA PHANH

Cho xe di chuyển chậm, sau đó kiểm tra chức năng phanh từng nấc một.
Đảm bảo rằng:
  • Phanh hoạt động hiệu quả.
  • Phanh cả 2 bên đều hoạt động và hoạt động đều.

KIỂM TRA CHỨC NĂNG CỦA PHANH NHÍCH (VỚI XE NÂNG SỐ TỰ ĐỘNG)

Cho xe di chuyển chậm, sau đó kiểm tra chức năng phanh nhích từng nấc một.
  • Tốc độ của xe sẽ thay đổi theo từng nấc đạp phanh.
  • Xe nâng có dừng lại khi đạp kịch chân phanh nhích không?

KIỂM TRA CHỨC NĂNG CỦA CHÂN CÔN (XE SỐ SÀN)

Kiểm tra chức năng của chân côn từng bước nhẹ đạp côn trong khi xe di chuyển chậm
  • Tốc độ của xe có thay đổi theo từng nấc điều chỉnh của chân côn không
  • Khi đạp hết chân côn, xe có di chuyển tự do không?

KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CẤU LÀM VIỆC

  • Nâng hạ càng êm ái, luôn luôn nâng càng lên vị trí cao nhất 2 đến 3 lần mỗi ngày trước khi bắt đầu công việc.
  • Kiểm tra xem có âm thanh hay mùi bất thường nào trong quá trình vận hành không.

KIỂM TRA LỰC CĂNG CỦA XÍCH NÂNG

Chúc ý:
  • Lực căng của xích nâng 2 bên phải đều nau, nếu không đều sẽ dẫn đến 1 bên chịu tải đó có thể la nguyên nhân gây đứt xích, rơi hàng, gây tai nạn.
  • Để ngăn ngừa việc xe di chuyển mất kiểm soát, hãy về số mo, kéo phanh tay sau đó tắt máy rồi mới kiểm tra.
  • Đừng bao giờ đặt chân dưới càng xe vì đó có thể là nguyên nhân khiến chân bị kẹp.
  • Nâng càng cách mặt đất từ 5 đến 10 cm.
  • Dùng ngón tay ấn vào vị trí giữa của xích ở 2 bên xem độ căng có bằng nhau không
(Kiểm tra lực căng của xích xe nâng) 

KIỂM TRA XÍCH NÂNG

  • Xích mà bị hỏng sẽ làm rơi hàng rất nguy hiểm cho người và xe nên khi phát hiện những bất thường cần thay thế ngay.
  • Xích bị rỉ cũng là nguyên nhân dẫn đến sớm bị hư hại, do đó hãy nhanh chóng loại bỏ rỉ sét và bôi dầu hoặc mỡ để bảo vệ.
  • Kiểm tra rỉ sét, vết nứt hay hư hại của xích bằng mắt thường.
  • Nếu xích khô, hãy bôi dầu (có thể sử dụng dầu động cơ) hoặc mỡ. 

KIỂM TRA CHỨC NĂNG AN TOÀN

  • Đỗ xe ở nơi bằng phẳng, bề mặt cứng
  • Nơi có khoảng trống rộng, không có người qua lại.

KIỂM TRA CHỨC NĂNG CƠ CẤU KHOÁ LIÊN ĐỘNG DI CHUYỂN (XE SỐ TỰ ĐỘNG)

Kiểm tra chức năng an toàn của xe nâng không được di chuyển khi người vận hành đã rời ghế lái.

QUY TRÌNH KIỂM TRA:

  • Đỗ xe ở nơi bằng phẳng, bề mặt cứng, kéo phanh tay.
  • Để số mo (N), nâng càng lên 15cm so với mặt đất.
  • Nhấc chân khỏi chân phanh, chân ga, chân phanh nhích.
  • Vào số tiến hoặc lùi đồng thời nhấc mông khỏi ghế.
  • Kiểm tra xem đèn cảnh báo khoá liên động di chuyển sáng (kèm chữ N) khoảng 3 giây sau
  • Nhấn ga khi mông vẫn nhấc khỏi ghế ngồi xem xe có di chuyển không?
  • Nhả chức năng khoá liên động dich chuyển: ngồi lại đúng tư thế vào ghế lái, kéo cần số về mo, sau đó đèn cảnh báo khoá liên động di chuyển sẽ tắt, xe nâng về trạng thái bình thường. 
KIỂM TRA CHỨC NĂNG KHOÁ LIÊN ĐỘNG NÂNG, HẠ, DỊCH GIÁ,...
Các chức năng khác cũng làm tương tự, chỉ khác là lúc này phanh tay vẫn khoá, người vận hành nhấc mông khỏi ghế, sau đó điều khiển các chức năng khác, lúc này đèn cảnh báo khoá liên động của chức năng đó sáng, khi ngồi lại ghế đúng tư thế, đèn cảnh báo sẽ tự động tắt và xe trở về trạng thái bình thường.

KIỂM TRA CHỨC NĂNG AN TOÀN TỰ NHIÊN

Kiểm tra chức năng an toàn tự nhiên để ngăn ngừa những rủi ro bất chợt khi đang di chuyển khi mà động cơ đã nỏ và di chuyển tiến hoặc lùi. 

QUY TRÌNH KIỂM TRA:

  • ​Đỗ xe ở vị trí bằng phẳng, bề mặt cứng.
  • Để số mo (N), tắt động cơ.
  • Kiểm tra em khi gài số tiến (F) hoặc lùi (R), sau đó vặn chìa khoá tới vị trí đề nổ động cơ không được khởi động là ok.
  • Bỏ chức năng an toàn tự nhiên: Sau khi kiểm tra chức năng an toàn tự nhiên, lúc này hãy về số mo (N), lúc này chức năng an toàn tự nhiên sẽ hết, xe trở về trạng thái bình thường, động cơ sẽ được khởi động khi văn chìa khoá tới vị trí khởi động.

KIỂM TRA ÂM THANH CẢNH BÁO CỦA PHANH TAY

Để Kiểm tra chức năng của âm thanh báo hiệu khi người vận hành đã rời ghế lái mà không kéo phanh tay theo quy trình sau:
  • Đỗ xe ở nơi bằng phằng, bề mặt cứng, phanh tay hoạt động
  • Cài số mo (N)
  • Tắt động cơ, rút chìa khoá, nhả phanh tay và rời ghế lái
  • Khiểm tra cần phải có âm thanh cảnh báo sẽ có sau 3 giây.
  • tắt âm thanh cảnh báo bằng cách kéo phanh tay lên, lúc này xe đã về trạng thái bình thường.

KIỂM TRA VÀ BÁO CÁO SAU KHI VẬN HÀNH.

Kiểm tra và báo cáo sau ngày làm việc rất quan trọng để đảm bảo xe nâng sẵn sàng hoạt động cho ngày tiếp theo. Trước khi rửa và cất xe nâng sau ngày làm việc, hãy tuân thủ theo quy trình kiểm tra và luôn luôn báo cáo với người phụ trách.
  • Kiểm những chỗ rò rỉ: dầu động cơ, nhiên liệu, nước làm mát, dung dịch ắc quy,...
  • Kiểm tra các hư hại, biến dạng hay phụ tùng bị lỏng,...
  • Kiểm tra những điểm bất thường trong quá trình vận hành.