NÊN MUA XE ĐỘNG CƠ CHẠY DẦU HAY ĐỘNG CƠ CHẠY XĂNG?

NÊN MUA XE ĐỘNG CƠ CHẠY DẦU HAY ĐỘNG CƠ CHẠY XĂNG?

[MỤC LỤC]

1. KHÁI NIỆM

Động cơ đốt trong cấu tạo gồm có xy lanh, pit-tông, xu páp nạp, xu páp xả,.. tạo thành buồng đốt. Nhiên liệu cùng với không khí được đưa vào buống đốt và nén lại với tỉ lệ nhất định. Nhiên liệu được đốt cháy và giãn nở ra tạo lực đẩy pit tông chạy tịnh tiến và sinh công. Để phân loại động cơ ta có thể phân loại theo nhiên liệu gồm có. Động cơ xăng và động cơ diesel

2. SỰ KHÁC BIỆTVỀ CẤU TẠO

Động cơ xăng có bộ chế hòa khí để trộn không khí và xăng tạo thành hỗn hợp trước khi đưa vào trong trong buồng đốt. Động cơ xăng có bugi đánh lửa giúp đốt cháy nhiên liệu.
Động cơ dầu không có bộ chế hòa khí mà chỉ có kim phun dầu. Động cơ dầu diesel không sử dụng bugi đánh lửa mà chỉ có bugi sấy giúp làm ấm nhiên liệu giúp cho nhiên liệu dễ cháy hơn khi đưa vào buồng đốt.
Khi so sánh về cấu tạo chúng ta có thể lấy một động cơ có cùng dung tích giữa động cơ xăng và động cơ dầu diesel. Cùng với một đường kính xy lanh thì động cơ dầu  diesel có khối lượng gấp đôi so với động cơ xăng. Đặc điểm khác biệt này là đặc điểm nổi bật.  Vậy câu hỏi là tại sao động cơ dầu diesel lại có pit tông to như vậy? Câu trả lời là vì áp suất trong buồng đốt của động cơ dầu diesel lớn hơn rất nhiều so với động cơ xăng. Để có đủ lực để chiến thắng được áp suất trong buồng đạt được độ bền trong quá trình hoạt động thì động cơ dầu diesel phải có pit tông to như vậy.
Tỉ số né của động cơ dầu diesel có tỉ số nén 14.1~31.1 và áp suất trong buồng đốt 35-40 kg/cm2. Tỉ số nén của động cơ xăng 8.1~12.1 và áp suất trong buồng đốt 7-12kg/cam2. Chúng ta thấy rằng có độ chênh lệch rất lớn về tỉ số nén và áp suất.
Do vậy tất cả các chi tiết để chế tạo nên động cơ dầu đều có khối lượng, kích thước rất lớn để có thể hoạt động hiệu quả.

3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG.

Động cơ dầu diesel và động cơ xăng đều giống nhau khi có đủ 4 hành trình là: Nạp, nén, nổ, xả. Điểm khác biệt về hoạt động giữa 2 động cơ này như sau
Động cơ dầu thì xu páp nạp chỉ hút không khí sau đó pit tông sẽ nén không khí lại. Càng nén thì thì áp suất và nhiệt độ dầu trong buồng đốt càng tăng cao. Khi pit tông lên đến gần điểm chết trên thì thì dầu bắt đầu được đưa vào buồng đốt qua kim phun dầu. Dầu phun vào trong môi trường áp suất cao thì bị xé tơi ra dạng sương mù. Lúc này kết hợp với nhiệt độ trong buồng đốt rất lớn sẽ làm do hỗ hợp dầu và không không khí bốc cháy và giãn nở đẩy pit tông di chuyển và sinh công.

Động cơ xăng: Không khí và xăng được pha trộng lẫn ở bộ chế hòa khí tạo hỗ hợp xăng. Xu pa nạp sẽ hút hỗn hợp này. Pit tông sẽ bắt đầu nén hỗn hợp xăng. Đến cuối chu kỳ nén thì bugi đánh lửa đốt cháy lúc này sẽ giãn nở và sinh ra công.

Sức mạnh của động cơ có 2 đại lượng là Công suất và mô men xoắn thể hiện cho sức kéo.

4.1 So sánh về công suất:

Công suất thể hiện khả năng phản ứng tức thì nhanh chóng của động cơ.
Động cơ xăng dùng bugi đánh lửa dễ bốc cháy nhiên liệu, thêm vào đó thì khối lượng các chi tiết cấu tạo động cơ xăng có khối lượng nhẹ nên khả năng phản ứng của động cơ xăng rất nhanh. Mỗi lần nhấn chân ga thì chúng ta sẽ thấy rất động cơ xăng rất bốc.
Động cơ diesl không dùng bugi đánh lửa mà nhiên liệu được bốc cháy nhờ áp suất và nhiệt độ, thêm vào đó các chi tiết cấu tạo của động cớ dầu diesel rất lớn có khối lượng nặng nên việc phản ứng của động cơ dầu diesel sẽ chậm hơn động cơ xăng. Động cơ dầu diesel máy sẽ ì ở tốc độ thấp.

4.2 So sánh về Mô mên xoắn thể hiện cho lực kéo

Động cơ dầu diesel có tỉ số nén cao hơn hẳn so với động cơ xăng. Do đó khi giản nở sinh công sẽ tạo ra một hành trình di chuyển lớn hơn và sinh công lớn hơn. Cần đẩy pittông của động cơ diesl dài hơn tạo ra cánh tay đòn với trục khuỷu lớn hơn. Do đó tạo ra mo men xoắn lớn hơn hẳn so với động cơ xăng.
Vì vậy khi lên dốc hoặc khi tải nặng thì động cơ diesel sẽ thể hiện ưu điểm vượt trội.

5. VẤN ĐỀ NHIÊN LIỆU

Động cơ xăng làm việc với vòng tua lớn hơn nên tiêu tốn xăng nhiều hơn. Động cơ diesel làm việc với vòng tua nhỏ hơn nên tiết kiệm nhiên liệu hơn. Xét theo cấu tạo hóa học thì dầu diesel có nhiều Hidro và cacbon hơn nên khi cháy sinh ra nhiều nhiệt hơn so với xăng.
Giá thành dầu diesel cũng rẻ hơn so với giá của dầu do đó chi phí khi sử dụng dầu diesel cũng thấp hơn so với sử dụng xăng.

6. TIẾNG ỒN

Động cơ dầu diesel ồn hơn rất nhiều so với động cơ xăng. Nên khi sử dụng trong môi trường yêu cầu yên tĩnh thì ưu tiên xe xăng hơn xe dầu

7. KHÍ THẢI

Khí thải động cơ xăng thì sạch hơn động cơ dầu diesel. Động cơ dầu diesel khí thải nhiều hơn và độc hại hơn so với khí thải động cơ xăng. Động cơ dầu diesel tạo ra mùi hôi và khó chịu so với động cơ xăng. Do đó khi làm việc trong môi trường kín thì cần chú ý không sử dụng động cơ dầu diesel.

8. ĐỘ BỀN BỈ CỦA ĐỘNG CƠ

Về cơ bản nếu cả 2 loại động cơ dầu diesel và động cơ xăng hoạt động ít thì không có sự khác biệt. Độ bền của động cơ dầu diesel và động cơ xăng là tương đương nhau. Tuy nhiên sự khác biệt chỉ xảy ra khi điều kiện làm việc khắc nghiệt và liên tục 24/7. Lúc này động cơ diesel sẽ tốt hơn so với động cơ xăng. Thêm vào đó việc bảo dưỡng động cơ định kỳ và đúng cách là một cách giúp cho động cơ bền hơn rất nhiều so với không được chăm sóc.

9. CHI PHÍ BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA

Nhiên liệu động cơ diesel có kim phun nhiên liệu có độ chính xác rất cao nên chi phí thay thế sửa chữa đắt hơn nhiều so với của động cơ xăng. Kim phun của động cơ xăng thì rẻ hơn nhiều so với kim phun của động cơ dầu diesel


Đông cơ xăng có khác biệt ở bộ chế hòa khí nên phải mất thêm chi phí bảo dưỡng sửa chữa ở bộ phận này.
Về cơ bản nếu được bảo dưỡng định kỳ thường xuyên thì động cơ dầu diesel và động cơ xăng đều sẽ mất chi phí rất hợp lý và giúp cho động cơ được hoạt động bền bỉ hơn.