Cấu tạo xe nâng điện và nguyên lý làm việc
Cấu tạo xe nâng điện và nguyên lý làm việc gần như giống với các loại thiết bị di chuyển, nâng, hạ hàng hóa khác. Khi quý khách nắm được đầy đủ các bộ phận và nguyên lý làm việc của xe nâng thì quá trình vận hành sẽ trở nên dễ dàng hơn cũng như nâng cao năng suất công việc cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc xác định vị trí các bộ phận chính trên xe nâng còn giúp quý khách đánh giá được các hạng mục cần chú ý trong quá trình sửa chữa, bảo trì. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo xe nâng điện và nguyên lý làm việc, mời quý khách theo dõi bài viết sau đây!
Cấu tạo xe nâng điện và nguyên lý làm việc
Cấu tạo xe nâng điện
Không giống với các loại xe nâng sử dụng nhiên liệu khác, xe nâng điện dùng bình ắc quy nạp điện và các mô tơ điện để di chuyển, nâng, hạ hàng hóa.
Cấu tạo xe nâng điện
Cấu tạo chi tiết của xe nâng điện gồm các bộ phận và phụ tùng xe nâng sau:
- Khung nâng: Khung đỡ thân xe và càng nâng - nơi đặt bình nhiên liệu. Khung xe được lắp ráp chắc chắn, đảm bảo an toàn tối đa cho người vận hành.
- Giá nâng: Kết cấu bằng thép và vòng bi. Bộ phận này chịu được lực nâng, hạ hàng hóa lớn. Vòng bi gia công chính xác tuyệt đối để không bị sai lệch khi nâng, hạ hàng.
- Càng nâng: Sử dụng để đặt hàng hóa muốn nâng, hạ và có bộ phận cố định thanh đỡ đầu xi lanh, khi piston đi lên sẽ kéo theo đầu trên của xi lanh đi lên và thanh đỡ.
- Đối trọng: Bộ phận được gắn phía sau thân xe nhằm giúp xe cân bằng khi làm việc. Trong xe nâng điện, bình ắc quy của xe được đặt ở phía sau, giúp xe cân bằng.
- Mui xe (overhead guanl): Kết cấu bằng kim loại giúp bảo vệ người ngồi lái ở bên trong tránh khỏi các vật rơi từ trên cao.
- Động cơ điện: Hệ thống các motor khép kín, đã được tích hợp trong xe.
- Hệ thống ga điều khiển: Hoạt động trên cảm biến từ và các bo mạch điều khiển bên trong.
- Bình điện ắc quy: Cung cấp năng lượng điện cho cả xe khi vận hành.
- Bo mạch điều khiển: Là những chip điện tử, dẫn truyền tín hiệu di chuyển, điều khiển nâng, hạ.
- Hệ thống bánh xe: Hệ thống này chỉ sử dụng 3 loại bánh chính: bánh lốp đặc, bánh di chuyển bơm hơi, bánh PU.
Nguyên lý hoạt động của xe nâng điện
Nguyên lý hoạt động của xe nâng điện như thế nào?
Nguồn điện sử dụng cho xe nâng điện được cung cấp bởi hệ thống điện ắc quy, động cơ điện sử dụng trên xe nâng là DC hoặc AC.
Khi sử dụng xe nâng điện, quý khách cần phải nạp điện cho bình ắc quy thường xuyên, thời gian cho 1 lần nạp từ 8 đến 10 tiếng. Theo như lời khuyên của các nhà sản xuất thì tốt nhất là sạc xe nâng điện vào ban đêm, vì điều đó sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian làm việc hơn.
Hình thức hoạt động
Xe nâng điện có 2 hình thức hoạt động như sau:
- Di chuyển toàn bộ xe và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác.
- Nâng hàng hoá từ vị trí thấp đến cao và ngược lại.
Quá trình nâng, hạ hàng hóa lên, xuống
Công việc chính của xe nâng điện là di chuyển hàng hoá có trọng lượng lớn từ nơi này sang nơi khác, nâng và hạ ở những độ cao nhất định. Nguyên lý hoạt động của dòng xe nâng điện và động cơ đốt trong đều tương tự nhau. Cụ thể quá trình vận hành nâng, hạ hàng hóa lên, xuống như sau:
- Khi càng nâng được đưa vào vị trí pallet, bộ phận bơm dầu thủy lực của xe sẽ đẩy dầu nhiều hơn vào trong xi lanh nâng. Nhờ đó, khung nâng di chuyển lên cao, các tầng kim loại sẽ trượt trên ray thông qua các con lăn dẫn hướng đi lên.
- Hệ thống bánh đà giúp dây xích hoạt động, con lăn trên giá nâng (fork carriage) di chuyển trong ray để kéo càng nâng và hàng hóa bên dưới lên cao.
- Xi lanh nghiêng (inclined cylinder) sẽ ngả về phía sau nhằm giữ cho hàng hoá không bị đẩy về phía trước, giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng, an toàn hơn.
- Khi khung nâng di chuyển đến độ cao cần thiết, dầu lúc này sẽ không bơm vào xi lanh nữa. Sau đó, hàng hoá sẽ được đặt tại đúng vị trí yêu cầu. Kết thúc quá trình nâng, dầu trong xi lanh sẽ quay trở về thùng chứa. Xi lanh nâng (cylinder lift) lúc này sẽ tụt xuống làm khung nâng, hạ trở về vị trí ban đầu.
- Sau đó, xe nâng chạy tới vị trí đặt hàng hóa trong kho. Xích trên puly chạy ngược vòng để giá nâng và càng nâng di chuyển về vị trí thấp nhất. Xi lanh nghiêng và xi lanh nâng, hạ cũng được xả hết dầu về thùng chứa để trở lại trạng thái bình thường.
Các loại xe nâng điện được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay
- Xe nâng điện 3 tấn Komatsu FE30-1-301816
- Xe nâng điện 2,5 tấn Komatsu FE25-1-301540
- Xe nâng điện đứng lái 1,4 tấn FB14RL-15-156475
- Xe nâng điện ngồi lái 1,4 tấn Komatsu FB14-12-850272
- Xe nâng điện đứng lái 1,3 tấn Komatsu FB13RL-15 155608
- Xe nâng điện ngồi lái 3 tấn Komatsu FE30-1-301408
- Xe nâng điện ngồi lái 2,5 tấn Komatsu FE25T-1-304727
- Xe nâng điện ngồi lái 1,5 tấn Komatsu FB15-12-852093
- Xe nâng điện đứng lái 1,5 tấn Komatsu FB14RL-15
- Xe nâng điện Komatsu 1,8 tấn FB18F-12
- Xe nâng điện Komatsu FB18-12
- Xe nâng điện Komatsu 2,5 tấn FB25-12
- Xe nâng điện đứng lái Komatsu 1,3 tấn FB13RL-15
- Xe nâng điện đứng lái 1,5 tấn Nichiyu FBR15
- Xe nâng điện Komatsu FB15-12- 850390
- Xe nâng điện đứng lái Komatsu 1,5 tấn FB15RL-15
- Xe nâng điện Komatsu FB15-12- 850194
- Xe nâng điện Komatsu FB09
- Xe nâng điện Komatsu FB18 (1,8 tấn)
- Xe nâng điện 1,8 tấn ngồi lái Komatsu FB18F
Mua xe nâng điện cũ giá cạnh tranh, chất lượng ở đâu?
Mua xe nâng điện cũ giá cạnh tranh, chất lượng ở đâu?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dòng xe nâng điện. Thế nhưng, tìm một địa chỉ để quý khách có thể yên tâm mua xe nâng điện chính hãng không hề dễ dàng. Vậy, nên mua xe nâng điện cũ ở đâu chất lượng, giá tốt?
Theo đánh giá của nhiều khách hàng, Công ty TNHH Samnon Việt Nam chuyên phân phối các dòng xe điện cũ nhập khẩu chính hãng và giá cực tốt. Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp dòng xe nâng điện uy tín, chất lượng với giá cạnh tranh nhất thị trường. Khi mua xe nâng điện tại Công ty TNHH Samnon Việt Nam, quý khách sẽ được hỗ trợ nhiệt tình bởi đội ngũ kỹ thuật viên giỏi, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc.
Bài viết vừa chia sẻ đến quý khách những thông tin chi tiết về cấu tạo xe nâng điện và nguyên lý hoạt động. Nếu quý khách có nhu cầu mua xe nâng điện cũ đảm bảo chất lượng, hãy liên hệ cho Công ty TNHH Samnon Việt Nam ngay nhé!